Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Tại Sao Vua Than "Lớn Hơn" Dầu Thô Và Khí Đốt

Thất bại trong cuộc cạnh tranh về xuất khẩu tại Mĩ. Dầu thô và khí đốt là mọi đề cập của đất nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất Châu Mĩ này.

Than đá

Và trong khi nghị viện quốc hội, các công ty, các nhà môi trường và các tổ chức khác tranh cãi về các đường ống dẫn, các nhà máy lọc dầu, các loại thuế cùng với những hiệp định về dầu thô và các khí đốt tự nhiên trong công nghiệp, Mĩ đưa hàng tấn than đá đến những khách hàng nhiệt thành trên toàn thế giới. Mức tiêu thụ than đá đạt đỉnh trong vòng 45 năm qua, và Châu Âu cũng như Châu Á sẽ nhập mọi ounce mà chúng tôi có thể xuất khẩu… 

Than đá, nhiên liệu của tương lai

Dầu thô, khí đốt tự nhiên và những nguồn năng lượng tái tạo có thể là những điểm sáng, nhưng Vua Than vẫn sẽ là vua.

Loại nhiên liệu rẻ và dễ dàng chuyên chở này có thể đang thất thế về sự phổ biến của nó ở Mĩ và một phần Châu Âu – do nhu cầu thấp – nhưng phần còn lại của thế giới vẫn đang gắn chặt với nó. 

Trung Quốc, nơi sử dụng, khai thác và nhập khẩu than đá lớn nhất thế giới là một ví dụ điển hình. Trong khi nhu cầu toàn cầu (trừ Trung Quốc) ở mức tăng từ 3,8 đến 4,3 tỉ tấn từ năm 2000 đến 2011, thì mức tiêu thụ than đá của Trung Quốc tăng chóng mặt từ 1,5 đến 3,8 tỉ tấn.

Năm 2012, Trung Quốc đã tiêu thụ 4,2 tỉ tấn, gấp bốn lần số lượng đã được đốt của toàn Châu Âu. Theo tổ chức Than đá Thế giới, với sự đứng đầu bởi Trung Quốc, Châu á hiện chiếm khoảng 67% lượng tiêu thụ than đá. Mức xuất khẩu than đá từ Mĩ sang Trung Quốc đã tăng lên 88,233% kể từ năm 2007.

Ấn Độ, nơi đang thèm khát về điện, hiện là nước tiêu thụ than đá lớn thứ 3 thế giới. Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng lượng tiêu thụ than đá của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi trong vòng vài thập kỷ tới. 

Thêm vào đó, than đá là bắt buộc không chỉ trong việc sản xuất điện. Như Ken đã ghi chú trong bài báo này “Mặc dù đã hạn chế việc sử dụng than đá trong việc sản xuất điện, vẫn phải duy trì 2 thị trường khác có những nhu cầu quan trọng, đó là nhiệt điện và luyện kim. Nhu cầu than đá cho luyện kim đang tăng lên, và nó trở thành một nguồn thu quan trọng ngày càng cao từ xuất khẩu của các công ty than đá Mĩ.

Đừng đếm than đá

Cùng với đó tại Mĩ, than đã vẫn là nguồn năng lượng lớn nhất, với 40% lượng điện quốc gia từ các nhà máy nhiệt điện (khí đốt tự nhiên đứng thứ hai với 29%) theo cơ quan thông tin năng lượng của Mĩ (EIA). Thực tế, cho rằng lượng khai thác than đá tại Mĩ sẽ tăng 20% trong vòng vài thập kỷ tới, cùng với lượng tăng xuất khẩu. 

Phần lớn chúng được sử dụng trong các nhà máy: than đá cho luyện kim chiếm phần lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu của Mĩ. Chẳng hạn trong quý đầu năm 2014, 17 triệu tấn trong 28 triệu tấn than đá đã được xuất khẩu dùng cho luyện kim, chiếm 60%.

Lượng than đá xuất khẩu dùng cho luyện kim đã tăng trưởng mạnh, đặc biệt là từ năm 2007, khi những rằng buộc về sự cung cấp tại thị trường Thái Bình Dương đã tác động đến sự tăng trưởng nhanh của các nước Châu Á, đáng kêt nhất là Trung Quốc, đang nhập khẩu than đá dùng cho luyện kim từ Mĩ. Lượng xuất khẩu từ Mĩ sang Trung Quốc đã tăng từ 12000 tấn năm 2007 đến 10,6 triệu tấn năm 2012.

Trên toàn thế giới, than đã phổ biến bởi giá của nó khá ổn định, ở đó không có OPEC hay một tổ chức nào khác thắt chặt việc cung cấp hoặc đẩy giá, và nó có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Hơn 70 quốc gia đã phát hiện có than đá (theo Hiệp hội Than đá Thế giới)

Thêm vào đó, theo British Petroleum (BP), không lo lắng về việc cạn kiệt than đá. Nguồn năng lượng này được đánh giá đủ dự trữ cho 109 năm. Và các vấn đề kinh tế nổi lên là than đá không chỉ là nhiên liệu, mà còn được dùng cho sản xuất thép và xi măng, những ngành đang tăng trưởng. 

Tạo than đá sạch hơn

Than đá có thể rẻ, trữ lượng phong phú và dễ dàng khai thác, tuy nhiên nó có một trở ngại để trở thành nguồn năng lượng… đó là bẩn.

EIA đã chỉ ra rằng đốt một lượng vừa đủ than đá để sản xuất lượng năng lượng 1 triệu BTU – một phép tính tiêu chuẩn về sự tác động đến môi trường – có thể sản sinh 214 đến 228 pounds CO2  tùy thuộc vào từng loại than đá. Nhiên liệu Diesel hoặc dầu lửa có thể sản sinh 161 pound CO2, trong khi khí đốt tự nhiên có thể phát ra 117 pound. 

Theo cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), đốt khí tự nhiên để sản xuất điện thay cho than đá có thể giảm thiểu một nửa lượng CO­2 sản sinh, giảm 1/3 lượng các nitơ oxit, cũng như 1% các sulfua oxit.

Nhưng than đá công nhiệp đang trở lại 

Công nghiệp đang theo đuổi một sê ri các chiến lược “than đá sạch”. Những chiến lược đó chứa đựng một số công nghệ sau:

Lọc: để loại trừ CO2 và các khí thải nhà kính khác từ sự đốt than đá đã được lọc, giúp làm sạch không khí hơn.

Sự khí hóa: Về phương diện hóa học, biến đổi than đá sang khí đốt tự nhiên hoặc hidro, cả hai đều có thể được sử dụng làm nhiên liệu (và là chất đốt sạch hơn nhiều so với than đá) 

Bắt giữ Cacbon: Các ống giữ CO2 trước hoặc sau khi đốt, sau đó CO2 được đưa vào các giếng dầu như là một phần của quá trình fracking. 

Than đá sẽ không bao giờ là một nhiên liệu thân thiện môi trường, nhưng sự tăng giá của các nhiên liệu khác làm chúng trở nên kinh tế hơn, cũng như về phương diện môi trường, có thể tăng thêm các bảo hộ môi trường trong quá trình đốt than đá. Than đá cũng là năng lượng triển vọng độc lập cho các quốc gia không muốn là thành viên của các cartel năng lượng như OPEC để họ có năng lượng để sống sót. 

Với 3 trong 10 mỏ than đá lớn nhất thế giới, giá trị xuất khẩu là 14,8 tỉ USD, và hơn 174000 công nhân, ngành công nghiệp than đá của Mĩ sẽ không biến mất trong thời gian trước mắt.
Sự phụ thuộc của Mĩ vào than đá có thể giảm đi trong thời gian qua, nhưng với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Châu Á, không có tín hiệu nào chỉ ra nhu cầu về than đá từ Mĩ đang giảm đi. 

Ngày mới sẽ tới, ít nhất ở Châu Mĩ, khi than đá không còn là vua. Nhưng nó vẫn được duy trì như là một nguồn năng lượng rẻ, dồi dào trong những thập kỷ tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét