Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

5 lý do để Fed tăng lãi suất


Bốn mươi bảy cuộc họp ủy ban thị trường mở đẫn đến kết quả lãi suất qua đêm từ 0.00% đến 0.25%. 67 tháng qua lãi suất ngắn hạn gần như bằng 0. Hơn 3.5 tỷ USD lưu thông trên thị trường tiền tệ. Một lời hứa không tăng lãi suất bất cứ lúc nào rất có hiệu quả và khi lãi suất tăng thì người ta sẽ thực hiện nó một cách từ từ.
Tuy nhiên, mặc cho các chính sách kích cầu, nền kinh tế chỉ tăng trường ở mức trung bình 2.2% trong năm năm kể từ cuộc đại suy thoái kết thúc, nhỏ hơn 2/3 tốc độ tăng trường hàng quý 3.6% từ cuối thế chiến thứ 2 đến năm 2007. Các gói kích cầu phần nào giúp ổn định nền kinh tế nhưng đã đến lúc Cục dữ trữ Liên bang Mỹ cần phải tăng lãi suất.
Bong bóng tài sản xuất hiện ở mọi ngóc ngách trong thị trường tài chính. Trong khi một số có thể không phải là bong bóng lớn nhưng rất khó có thể khẳng định rằng giá trị tài sản không bị thổi phồng một cách quá mức và cố ý như vậy. Lợi suất trái phiếu đều đang ở dưới mức mong đợi của các nhà đầu tư, đưa ra dự báo tăng trường kinh tế vĩ mô. Tổng vốn hóa thị trường chứng khoán so với tổng GDP đạt tỷ lệ cao nhất kể từ khi xuất hiện bong bóng công nghệ. Lợi nhuận trên cổ phiếu không phù hợp với nền kinh tế tăng trường 2%, mặc dù điều đó là hoàn toàn hợp lý bởi lãi suất đang cực kỳ thấp. Trong mỗi trường hợp, giá tài sản cố ý bị thổi phồng từ quá trình định giá. Một thời gian dài lãi suất ở mức 0% làm cho dòng vốn càng chệch hướng và khó giải quyết hơn những bong bóng này. Nhưng quan trọng nhất là không ai có thể dự đoán được nó sẽ kết thúc như thế nào.
Giá tài sản tăng cao không ảnh hưởng nhiều đến hành vi người tiêu dùng như dự kiến. Trong khi sự thật là khi giá tài sản tăng sẽ làm tăng giá trị tài sản của hộ gia đình, tiếp theo “hiệu ứng giàu có” đã không diễn ra một cách rộng rãi bởi vì lợi ích phần lớn mang lại cho những người có thu nhập cao hơn. Trong số 26 000 tỷ USD tăng trưởng hộ gia đình thì có đến 21500 tỷ là do tăng giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình giàu có và chỉ có 4700 tỷ USD là đến từ tăng trưởng bất động sản (tài sản mà có giá trị đối với các hộ gia đình có thu nhập trung bình). Kết quả là, dưới 50% hộ gia đình có giá trị tài sản tăng 3.3%. Đó chính là lý do tại sao các hộ gia đình giàu có ở tình trạng rất tốt trong 5 năm qua và tại sao hiệu ứng giàu có đã không diễn ra rộng rãi.
Chính sách lãi suất 0% của Fed đã khiến cho lãi suất thực bị âm, đó là một con dao hai lưỡi đối với sự tăng trưởng thu nhập, gây tổn thương cho cả thu nhập lãi và tăng trưởng tiền lương. Ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp nhất của lãi suất là thu nhập lãi, một thành phần của tăng trưởng thu nhập cá nhân, đã ở trong tình trang suy giảm từ năm 2007. Kết quả là, người cao tuổi bị buộc phải tiếp tục lao động lâu hơn, bằng chứng là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Hiện tuoenjg này đã mang lại một giây, kết quả đều gây tổn hại đến tăng trưởng thu nhập. Khi người cao tuổi phải làm việc lâu hơn, cơ hội thang tiến cho những người trẻ tuổi và cơ hội nghề nghiệp trở lên khó khăn hơn. Nếu không có cơ hội thăng tiến thì lương công nhân trẻ sẽ bị đình trệ.
Khi cuộc suy thoái kinh tế tiếp theo xảy ra, Fed không có sự chuẩn bị. Việc nới lỏng tiền tệ có thể được so sánh với việc giảm giá tại cửa hàng bán lẻ. Lịch sử cho thấy chiết khấu giá trị tiền có tác động tức thì về đầu tư và hành vi tiêu dùng, giống như một đợt giảm giá lớn. tuy nhiên, hiệu ứng này giảm theo thời gian trong cả hai trường hợp. Các nhà bán lẻ mà nhận ra việc giữ chiết khấu của họ đối với với số lượng hàng bán hạn chế mà họ có mỗi năm. Fed đã đạt được hiệu quả trong 67 tháng và như bất kỳ người tiêu dùng nào cũng biết 67 tháng đã làm mất ảnh hưởng của nó. Kết quả là, chính sách lãi suất bằng 0% đã mất rất nhiều tiện ích của nó. Từ quan điểm đảm bảo sự an toàn vĩ mô, Fed cần phải đưa ra công cụ phù hợp khi cuộc suy thoái kinh tế tiếp theo diễn ra, và nó cũng đã đang đến rất gần.
 Lạm phát hiện tại là 2% và thị trường lao động đã chặt chẽ hơn nhiều. trong khi một số quan chức của Fed vẫn thấy lao động vẫn đang dư thừa, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn đã giảm xuống 4.1%. yêu cầu tuyển dụng đang ở mức cao nhất từ năm 2001. Thất nghiệp và việc sa thải nhân viên lần đầu tiên ở mức thấp kỷ lục. các nhà tuyển dụng nói rằng thật sự khó khăn để tìm người lao động đáp ứng đủ yêu cầu tuyển dụng của họ. Đây là tất cả các yếu tố làm tăng lương. Nếu lương bắt đầu tăng với tốc độ lớn hơn, Fed có nguy cơ không thể điểu khiển được những khúc mắc. Nếu tiền lương không tăng thì sẽ có một vấn đề trong cơ cấu thị trường lao động mà chính sách tiền tệ không thể gây ra bất kỳ tác động gì. Dù bằng cách nào, thị trường lao động không cần phải hỗ trợ cuộc sống thêm nữa.

Với những rủi ro liên quan đến chính sách lãi suất 0%, một tương lai không chắc chắn về những rủi ro thực sự và những lợi ích có thể thấy một cách hạn ché; Fed cần phải bắt đầu tăng lãi suất qua đêm càng sớm càng tốt. Còn thời điểm nào làm điều đó tốt hơn là lúc này, khi ngân hàng Trung ương Châu âu đang trong quá trình điều chính.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét