Ron Paul
Cuộc chiến tranh giữa chúng ta với Iraq đã kéo dài trong 24 năm, bắt đầu từ năm 1990 với sự kiện “Operations Desert Shield and Storm”. Ngay
sau khi cuộc xâm lược Iraq của Kuwait vào năm đó, Mỹ với bộ máy tuyên truyền
kích động bắt đầu một cuộc tấn công vào Iraq. Chúng
ta đều nhớ một phụ nữ trẻ Kuwait đã xuất hiện trước Quốc hội tuyên bố rằng
người Iraq đã sinh ra bởi người Kuwait. Hóa ra người phụ nữ đó là con gái của
đại sứ Kuwait tại Mỹ và những câu chuyện cô ta kể là sai sự thật, nhưng cũng đủ
để một số phe phái từ phản đối chuyển sang ủng hộ Mỹ tấn công.
Trong tháng này, vị tổng thống Mỹ thứ năm liên tiếp - đã ra lệnh bắt đầu ném bom Iraq. Ông cũng đã đem quân đội sang Iraq mặc
dù đã hứa rằng sẽ không làm như vậy.
Khoản chi phí mà Mỹ phải bỏ ra cho cuộc chiến tranh Iraq lần thứ
hai vào năm 2003 là khoảng hai nghìn tỷ USD. Theo
ước tính, hơn một triệu người đã tử vong là kết quả của cuộc chiến tranh đó. Hàng triệu tấn bom Mỹ đã ném xuống gần
như liên tục ở Iraq kể từ năm 1991.
Chúng ta đã được những gì? Bây
giờ chúng ta đang ở đâu, khi mà 24 năm đã trôi qua? Chúng
ta trở lại nơi mà chúng ta bắt đầu, là chiến tranh ở Iraq!
Mỹ lật đổ Saddam Hussein trong cuộc chiến Iraq thứ hai và đặt vào
vị trí là một con rối, Nouri al-Maliki. Nhưng
sau tám năm,vào đúng tuần cuối cùng Mỹ lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính
chống lại Maliki để dựng lên nhưng con rối khác thay thế. Mỹ cáo buộc Maliki vô tổ chức và chia
rẽ chính quyền, nhưng nguyên nhân thực sự khiến chính phủ Hoa Kỳ năm 2011 từ
chối không cho hàng ngàn binh sĩ Hoa Kỳ xuất ngũ là ông Obama muốn giữ họ lại
trong nước.
Đầu năm nay, một nhóm Hồi giáo cực đoan, ISIS, đã bắt đầu tiếp
quản vùng lãnh thổ Iraq, bắt đầu từ vùng Fallujah. Tổ chức này đã hoạt động tại Syria, và
được Mỹ tăng cường hỗ trợ để lật đổ chính phủ Syria. ISIS được trang bị một loạt các vũ khí
tinh vi của Mỹ ở Syria. Một số người
còn cho rằng Mỹ đã hạ bớt một số tiêu chí để cho phép một số máy bay chiến đấu của
ISIS tham gia vào các trại huấn luyện bí mật của CIA ở Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong tháng này, ISIS trở thành mục tiêu của chiến dịch ném bom
mới của Mỹ tại Iraq. Nguyên nhân
cho cuộc tấn công này là một tôn giáo thiểu số trong khu vực người Kurd hiện
đang bị ISIS tấn công. Chính phủ Mỹ
và các phương tiện truyền thông cảnh báo tổ chức này rằng đến 100.000 người,
bao gồm 40.000 người bị mắc kẹt trên một ngọn núi, có thể bị giết nếu Mỹ không
can thiệp lúc này. Nhưng thật
không may là Mỹ lại một lần nữa thất bại trong tuyên truyền này và những quả bom
Mỹ bắt đầu được ném xuống. Tuy
nhiên, người ta đã xác định được rằng chỉ có khoảng 2.000 người ở trên núi và
nhiều người trong số họ đã sống tại đó trong nhiều năm qua, vào khoảng tuần
trước! Những người này không muốn
được giải cứu!
Điều này không nói lên rằng hoàn cảnh của đa số trong số những
người này không phải là bi kịch, nhưng tại sao chính phủ Mỹ đã không nói một
lời nào về sự thật này khi ba trong số bốn người thuộc Kito giáo bị buộc phải
rời khỏi Iraq trong mười năm Mỹ chiếm đóng Iraq? Tại sao Mỹ không nói gì về những người
Kito giáo bị giết bởi các đồng minh ở Syria? Và
còn tất cả người Palestine thiệt mạng ở Gaza hoặc dân tộc Nga thiệt mạng ở phía
đông Ukraina thì sao?
Chính quyền Obama đã vi phạm các nguyên tắc về nhân đạo – và các
phương tiện truyền thông Mỹ cũng vậy - để đưa ra một lý do cho tổng thống tấn
công Iraq một lần nữa. Một chế độ
lại sắp thay đổi, đuổi người Kurd ra
khỏi Iraq và chiếm lấy trữ lượng dầu mỏ giàu có, và chấp nhận một lực lượng quân
sự mới của Mỹ trên đất nước Iraq.
Tổng thống Obama đã khơi mào một cuộc chiến tranh ở Iraq và Quốc
hội không chút phản đối. Không khai báo, không được phép, thậm chí đó không
phải là một cuộc tranh luận. Sau
24 năm chúng ta trở lại nơi mà chúng ta bắt đầu. Bao giờ mới là lúc suy nghĩ lại về
chính sách can thiệp này? Phải
mất bao lâu nữa thì ta mới ngừng tin tưởng chính phủ và những hành động tuyên
truyền chiến tranh của họ? Đến
khi nào ta mới có thể rút quân khỏi Iraq?
Nguồn: http://www.safehaven.com/article/34842/what-have-we-accomplished-in-iraq
Dịch: Ngọc Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét