Là
trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật của StockCharts.com, John Murphy là một tay
viết nổi tiếng, một nhà bình luận đồng thời cũng là nhà diễn giải trên
chuyên mục phân tích kỹ thuật. “10 quy tắc trong giao dịch kỹ thuật” của John
là kim chỉ nam rất có giá trị cho tất cả mọi người, những người mới bước chân
vào lĩnh vực tiếp xúc với đồ thị. Tôi đề xuất bạn nên in chúng ra để tham khảo nó
thường xuyên.
Thị
trường chuyển động theo cách nào? Nó sẽ tăng hay giảm ra sao? Và khi nào nó sẽ
dịch chuyển theo hướng khác? Đó là những nhiệm vụ cơ bản của phân tích kỹ
thuật. Đằng sau các biểu đồ, đồ thị và các công thức toán học được sử dụng để
phân tích xu hướng thị trường là một vài khái niệm cơ bản để áp dụng vào hầu
hết các nguyên lý việc làm của phân tích kỹ thuật hiện nay.
John
Murphy, trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật của StockCharts.com đã dành 30 năm
kinh nghiệm để phát triển 10 quy tắc giao dịch kỹ thuật cơ bản, những quy tắc này
được thiết kế để giúp giải thích toàn bộ vấn đề về giao dịch kỹ thuật cho những
người mới và là phương pháp luận về luồng giao dịch cho những người đã có kinh
nghiệm. Những quy tắc chỉ rõ tính chất của những công cụ thiết yếu trong phân
tích kỹ thuật và làm thế nào để sử dụng chúng trong việc xác định những thời cơ
mua bán.
Trước
khi gia nhập StockCharts, John đã là kỹ thuật viên phân tích cho CNBC-TV trong
vòng 7 năm trong chương trình nổi tiếng Tech Talk, và là tác giả của 3 đầu sách
best-selling: Phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính (Technical Analysis
of the Financial Markets), Giao dịch bằng phân tích liên thị trường (Trading
with Intermarket Analysis) và Cái nhìn của nhà đầu tư (The Visual Investor).
Quyển sách mới nhất của ông diễn giải
những yếu tố thiết yếu của phân tích kỹ thuật. Những cách đặt vấn đề và giải
quyết cơ bản của John về phân tích kỹ thuật đã chỉ ra rằng nó quan trọng trong
việc quyết định nơi nào thị trường dịch chuyển (lên hay xuống) hơn là nguyên
nhân đằng sau nó.
Theo
John, 10 nguyên tắc quan trọng nhất của giao dịch kỹ thuật:
1.
Vạch ra các xu hướng
Nghiên cứu các biểu đồ dài hạn. Bắt
đầu phân tích với những biểu đồ hằng tháng và hằng tuần trong vòng vài năm. Một
bản đồ lớn hơn cung cấp cho ta một cái nhìn rõ ràng và tốt hơn về triển vọng
dài hạn của một thị trường. Thị trường dài hạn đã được định hình, sau đó tham
khảo các biểu đồ hàng ngày và trong ngày. Một cái nhìn về thị trường ngắn hạn
đơn lẻ thường dễ gây nhầm lẫn. Thậm chí nếu bạn chỉ giao dịch rất ngắn hạn, bạn
vẫn sẽ làm tốt hơn nếu bạn đang giao dịch trong cùng một phương hướng như xu
hướng trung và dài hạn.
2. Đánh dấu xu hướng và đi cùng nó
Quyết định xu hướng và tuân theo nó.
Xu hướng thị trường hình thành trong nhiều kích cỡ - dài hạn, trung hạn và ngắn
hạn. Trước hết, quyết định xu hướng nào bạn sẽ dùng để giao dịch và sử dụng
biểu đồ tương ứng. Hãy chắc chắn rằng giao dịch của bạn nằm trong phương hướng
của xu hướng đó. Mua nhúng nếu xu hướng tăng, bán phục hồi nếu xu hướng giảm.
Nếu bạn đang giao dịch theo xu hướng trung hạn, hãy sử dụng các biểu đồ ngày và
tuần. Nếu bạn đang giao dịch trong ngày, hãy sử dụng các biểu đồ hàng ngày và
trong ngày. Trong mỗi trường hợp, hãy để khoảng biểu đồ dài hơn quyết định xu
hướng, và sau đó sử dụng biểu đồ ngắn hạn hơn cho từng thời gian cụ thể.
3. Tìm đỉnh và đáy
Tìm
các mức hỗ trợ và kháng cự. Điểm tốt nhất để bán là gần các mức kháng cự. Điểm
kháng cự thường là trước một đỉnh. Sau khi một đỉnh kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ
thường cung cấp hỗ trợ cho những sự điều chỉnh sau đó. Nói cách khác, “đỉnh” cũ
trở thành “đáy” mới. Tương tự, khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ, nó thường sẽ kéo
theo những sự phục hồi – “đáy” cũ có thể trở thành “đỉnh” mới.
4. Biết được bao xa thì trở lại
Đo tỉ lệ các sự trở lại xu hướng cũ.
Các sự điều chỉnh của thị trường tăng hay giảm thường vẽ lại một phần đáng chú
ý của xu hướng trước đó. Bạn có thể đo các sự điều chỉnh trong một xu hướng
đang tồn tại trong các tỉ lệ đơn giản. 50% sự trở lại xu hướng cũ của một xu
hướng trước đó là phổ biến nhất. Một sự trở lại xu hướng cũ thấp nhất thường là
1/3 của xu hướng trước đó, cao nhất là 2/3. Các xu hướng cũ Fibonacci của 38%
và 62% đều là những điểm xem giá trị. Trong suốt một sự điều chỉnh của một xu
hướng tăng, vì vậy, các điểm mua ban đầu là trong khoảng 33-38% vùng xu hướng
cũ.
5. Kẻ đường thẳng
Kẻ
các đường xu hướng. Các đường xu hướng là một công cụ đơn giản nhất và hiệu quả
nhất của biểu đồ. Tất cả bạn muốn là một đường thẳng và hai điểm trên đồ thị.
Các đường xu hướng tăng được kẻ từ 2 đáy liên tiếp. Các đường xu hướng giảm
được kẻ từ 2 đỉnh liên tiếp. Giá cả sẽ thường kéo lại theo các đường xu hướng
trước khi nhập vào chúng. Sự ngắt của các đường xu hướng thường là những tín
hiệu của một sự thay đổi. Một đường xu hướng có giá trị phải được chạm ít nhất
3 lần. Một đường xu hướng hiệu quả dài hơn và nhiều thời gian kiểm chứng hơn
thì nó càng trở nên quan trọng hơn.
6. Tuân theo chỉ số trung bình
Tuân theo các sự chuyển dịch trung
bình. Các chuyển dịch trung bình cung cấp các tín hiều mua hay bán. Nó báo cho
bạn nếu xu hướng đang tồn tại vẫn trong sự vận động và giúp xác nhận một xu
hướng thay đổi. Các chuyển dịch trung bình không báo cho bạn sự tăng giá, tuy
nhiên, một xu hướng thay đổi là sắp xảy ra. Một biểu đồ là sự kết hợp của 2
chuyển dịch trung bình là cách phổ biến nhất cho việc tìm các tín hiệu giao
dịch. Một vài sự kết hợp phổ biến khác là 4 và 9 ngày dịch chuyển các giá trị
trung bình, 9 và 18 ngày, 5 và 20 ngày. Các tín hiệu được đưa đến khi đường
trung bình ngắn hơn cắt đường dài hơn. Giá vượt lên hay xuống một chuyển dịch
trung bình 40 ngày cũng cung cấp những tín hiệu giao dịch tốt. Khi các đường
biểu đồ chuyển dịch trung bình là các xu hướng chỉ thị, chúng hoạt động tốt
nhất trong một xu hướng thị trường.
7. Học hỏi và thay đổi
Dấu vết là những dao động. Những dao
động này giúp nhận biết các điểm quá mua và quá bán của thị trường. Trong khi
các chuyển dịch trung bình báo hiệu một xu hướng thị trường thay đổi, thì các
dao động thường giúp cảnh báo chúng ta về triển vọng thị trường đã được phục
hồi hoặc rơi quá xa và sẽ sớm trở lại. 2 trong số chúng nổi bật nhất là Chỉ số
sức mua bán tương đối (RSI) và Tính ngẫu nhiên thống kê (Stochastics). Chúng
đều hoạt động trong thang từ 0 đến 100. Với RSI, số ghi trên 70 là quá mua
trong khi số ghi dưới 30 là quá bán. Các giá trị quá mua và quá bán trong
Stochastics là 80 và 20. Đa số các nhà đầu tư sử dùng 14 ngày hoặc 1 tuần cho
stochastics và hoặc là 9 hoặc 14 ngày hoặc 1 tuần cho RSI. Các dao động phân kỳ
thường cảnh báo thị trường trở lại. Những công cụ này hoạt động tốt nhất trong
khoảng dao dịch thị trường. Các tín hiệu hàng tuần có thể được sử dụng như
những bộ lọc cho những tín hiệu hàng ngày. Các tín hiệu hàng ngày có thể được
sử dụng như những bộ lọc cho các biểu đồ trong ngày.
8. Nhận biết các tín hiệu cảnh báo
Giao dịch trung bình động hội
tụ/phân kỳ. Công cụ phân tích kỹ thuật Trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)
(được phát triển bởi Gerald Appel) là các tổ hợp của một chuyển dịch trung bình
xuyên chéo hệ thống với các yếu tố quá bán/quá mua của một dạo động. Một tín
hiệu mua xảy ra khi đường nhanh hơn cắt phía trên đường chậm hơn và cả hai
đường đều dưới 0. Một tín hiệu bán xảy ra khi đường nhanh hơn cắt phía dưới
đường chậm hơn ở trên đường 0. Những tín hiệu hàng tuần được ưu tiên rút ra hơn
các tín hiệu hàng ngày. Một biểu đồ tần xuất MACD vẽ ra sự khác biệt giữa 2
đường và đưa ra thậm chí sớm hơn những cảnh báo của xu hướng thay đổi. Nó được
gọi là một biểu đồ tần xuất bởi các thanh thẳng đứng được sử dụng để chỉ ra sự
khác nhau giữa 2 đường trong một biểu đồ.
9. Xu hướng hay không xu hướng
Sử dụng ADX. Đường chỉ số định hướng
dịch chuyển trung bình (ADX) giúp xác định có hay không thị trường đang ở một
xu hướng hay một giai đoạn xu hướng. Nó đo mức độ của xu hướng hoặc sự định
hướng của thị trường. Một đường ADX đang đi lên đưa ra dáng vẻ của một xu hướng
mạnh. Một đường ADX đang rơi đưa ra dáng vẻ của một xu hướng thị trường đang
trong quá trình hình thành hoặc không có xu hướng. Bằng cách dựng phương hướng
của đường ADX, người mua bán có thể quyết định được kiểu giao dịch và những bộ
chỉ thị (indicator) nào là phù hợp nhất cho môi trường mua bán hiện tại.
10. Nhận biết các tín hiệu chứng
thực
Bao gồm khối lượng và lãi xuất mở.
Khối lượng và lãi xuất mở là những chỉ số chứng thực quan trọng trong thị
trường tương lai. Khối lượng đi trước giá cả. Nó quan trọng trong việc đảm bảo
rằng khối lượng lớn hơn đang thế chỗ trong phương hướng xu hướng chiếm ưu thế .
Trong một xu hướng tăng, khối lượng lớn hơn sẽ được nhìn thấy trong từng ngày.
Tăng lãi xuất mở chứng thực rằng lượng tiền mới đang được cung cấp để hỗ trợ xu
hướng chiếm ưu thế. Sự sụt giảm lãi xuất mở thường là một cảnh báo rằng xu
hướng gần được hoàn thành. Một xu hướng tăng giá chắc chắn sẽ kèm theo sự tăng
khối lượng và lãi xuất mở.
"11."
Kỹ năng phân tích kỹ thuật có thể
được cải thiện bởi kinh nghiệm và sự học hỏi. Luôn luôn là một học viên và
không ngừng học hỏi.
-John Murphy-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét