Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Sự tăng giá đồng USD đang làm tổn thương các loại hàng hóa.



Sự tăng giá đồng USD đang làm tổn thương các loại hàng hóa. Chỉ số USD đang tăng ở mức cao nhất trong vòng một năm nay. Một trong những ảnh hưởng thường thấy của một đồng USD mạnh là làm giảm giá các loại hàng hóa. Biểu đồ 1 chỉ ra rằng, chỉ số USD (những thanh màu xanh lá cây) và chỉ số hàng hóa CRB (vùng khối) đang trong xu hướng ngược chiều nhau trong vòng 3 năm gần đây. Một USD tăng trong cuối năm 2011 xảy ra đồng thời với với một sự giảm giá mạnh của chỉ số CRB. Một USD khác tăng trong cuối năm 2012 làm giảm mạnh giá của các loại hàng hóa. Và không ngạc nhiên khi sau đó, USD tăng vào mùa hè này đồng nghĩa với một sự hạ giá của các loại hàng hóa. Khá khó để cho giá các loại hàng hóa tăng trong lúc đồng USD đang mạnh. Hai loại hàng hóa ảnh hưởng lớn nhất bởi đồng USD tăng là giá vàng và giá dầu. Biều đồ 2 cho thấy giá dầu thô (đường màu đen) giảm 11% trong suốt tháng 7 và tháng 8 trong khi giá USD tăng 4%. Những thanh màu da cam (phần trên cùng của biểu đồ) cho thấy giá vàng cũng giảm trong suốt 2 tháng (-4,6%)

Chart 1


Chart 2

Lãi xuất kho bạc 2 năm tăng cũng làm cho giá USD tăng… Các chính sách tiền tệ phân tán giữa Fed (đang kết thúc với QE) và ECB (có thể vừa bắt đầu với QE) đang trợ giúp cho đồng USD mạnh lên. [Mức tỉ giá lãi xuất là một khí áp kế của nền kinh tế mạnh, và một trong những nhân tố chính trong hướng chuyển dịch của tiền tệ]. Không ở đâu sự phân tán giữa Mỹ và Châu Âu rõ rệt hơn sự khác biệt về lãi xuất ngắn hạn giữa hai khu vực. Biểu đồ 3 cho thấy lãi xuất kho bạc 2 năm tăng trong cuối năm vừa rồi và trong 3 năm đã cao hơn 0,53%. Ngược lại, lãi xuất kho bạc 2 năm của khu vực chung Châu Âu giảm 0,02%. 5 trong số 18 nước thuộc khu vực chung Châu Âu đã giảm lãi xuất kho bạc 2 năm (trong đó có Đức). Lãi xuất ngắn hạn ngày càng tác động mạnh đến chính sách của ngân hàng trung ương hơn so với lãi xuất dài hạn. Sự phân tán giữa sự tăng lãi xuất 2 năm ở Mỹ và theo chiều ngược lại là giảm ở khu vực chung Châu Âu phản ánh một nền kinh tế Mỹ mạnh hơn so với Châu Âu (và khả năng chính sách của Fed chặt chẽ hơn). Trong khi sự thông báo của ECB vào ngày mai có thể dẫn tới một vài sự biến động của tiền tệ ngắn hạn, các xu hướng tỉ lệ lãi xuất (cả ngắn và dài hạn) tiếp tục làm tăng giá đồng USD.


Chart 3

Sự giảm giá của đồng Euro có thể làm cho sự lạm phát tồi tệ hơn… Một sự trông mong cuối cùng của các loại hàng hóa, tiền tệ và chính sách của ECB. Nguyên nhân lớn nhất cho sự tăng giá đồng USD gần đây là sự khủng hoảng ở Châu Âu. Từ khi xu hướng của các loại hàng hóa ở hướng ngược lại với đồng dollar, chúng có cùng chiều hướng như với đồng Euro. Biểu đồ 4 chỉ ra rằng hàng hóa giảm trong năm nay bắt đầu trong thời gian ngắn sau khi đông Euro bắt đầu sập trong suốt tháng 5. Hệ số tương quan trong 60 ngày (biếu đồ dưới) là giá trị cao là 0.82. Mọi hành động của ECB làm yếu đi đồng Euro trong cuộc chiến chống sự lạm phát đã đẩy giá đồng dollar lên cao hơn. Điều đó đã đẩy giá các loại hàng hóa xuống thấp hơn. [Các loại hàng hóa toàn cầu được tính bằng đồng dollar]. Ông Draghi gần đây đã tổng hợp rằng phần lớn sự lạm phát của khu vực chung Châu Âu là kết quả của sự giảm giá các loại hàng hóa. Một đồng Euro yếu hơn, và một đồng dollar mạnh hơn, đã kết hợp để tạo nên sự lạm phát hàng hóa ngày càng tệ hơn. 


Chart 4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét